Ngược dòng lịch sử
Năm 1997, Microsoft đã trở thành người khổng lồ Windows với tổng tài sản lên tới 250 tỉ USD, còn Apple chỉ có vẻn vẹn 6 tỉ USD, nếu tính cả số tiền 150 triệu USD mà “táo khuyết” đã được Microsoft cho vay trước bờ vực phá sản.
Vậy mà khi được hỏi về việc sử dụng Adobe Flash, Bill Gates khẳng định “CÓ” còn Steve Jobs đã quyết định nói “KHÔNG". Chúng ta nên biết rằng tại thời điểm ấy, có tới 75% video trực tuyến được xem bằng Adobe Flash, cài đặt trên 98% máy tính để bàn,netbook, smartbook với hơn 35 triệu chuyên viên sử dụng.
Khi Steve Jobs nói không với Adobe Flash cũng là lúc những trang web sử dụng flash sẽ chỉ hiện những khung chữ nhật màu đen trên các thiết bị như iPhone, iPad, iMac,… Steve Jobs đã từng khẳng định rằng "hãy chờ đợi, những khung trống đó sẽ mau chóng được lấp đầy thôi”.
Khi Steve Jobs nói không với Adobe Flash cũng là lúc những trang web sử dụng flash sẽ chỉ hiện những khung chữ nhật màu đen trên các thiết bị như iPhone, iPad, iMac
Năm 2012, khi iPhone kỷ niệm sinh nhật 5 tuổi của mình, một sự kiện không tưởng đã xảy ra: Adobe thông báo dừng cung cấp hỗ trợ Flash Player cho các thiết bị chạy Android 4.1, và dự tính xóa sổ plugin này khỏi Google Play. Thông báo này là sự thừa nhận sự thất bại hoàn toàn tham vọng của Flash trên thị trường di động mà Steve Jobs đã dự báo từ 15 năm trước!
Tầm nhìn của Steve Jobs tại thời điểm đấy khiến giới công nghệ vô cùng nể phục.
Lý do của Steve Jobs
“Quá nhiều lỗi bảo mật, quá nặng nề và làm hao tốn rất nhiều năng lượng đặc biệt đối với các thiết bị di động như iPhone và iPad” - Steve Jobs đã thẳng thừng nhận xét về Flash như vậy. Là người theo khuynh hướng “hoàn hảo” với tiêu chí “sự tin cậy, tính bảo mật, hiệu nặng cao” thì việc Steve Jobs quyết tâm loại bỏ Flash là điều dễ hiểu.
Steve Jobs đã thẳng thừng nhận xét về Flash: "Quá nhiều lỗi bảo mật, quá nặng nề và tốn năng lượng"
Bên cạnh đó, Steve Jobs cũng cho rằng Flash là công nghệ nặng tính độc quyền của Adobe và làm mất đi tính mở của web. Apple đã sử dụng toàn bộ các chuẩn mở như HTML5, CSS và JavaScript. Ông còn cho rằng Flash được thiết kế cho máy sử dụng chuột, không phải là màn hình cảm ứng đa điểm với các ngón tay, tức là các websites sử dụng công nghệ Flash sẽ phải viết lại hết để hỗ trợ các thiết bị dùng mản hình cảm ứng - tốt quá nhiều thời gian và công sức.
Steve Jobs cho rằng Flash được thiết kế cho máy sử dụng chuột chứ không phải là màn hình cảm ứng đa điểm
Và quan trọng nhất, Adobe muốn sử dụng Flash không chỉ như một plugin của web, mà còn như một công cụ để phát triển ứng dụng cho iPhone. Điều này Apple không bao giờ chấp nhận, vì kinh nghiệm “đau thương” trong quá khứ đã cho thấy không thể lệ thuộc vào một bên thứ ba trong việc phát triển phần mềm của mình.
Sức mạnh của HTML5
Đúng như Steve Jobs đã từng dự đoán, các trang web sử dụng Adobe Flash đang ngày càng trở nên nặng nề và tiềm ẩn một số nguy cơ bảo mật. HTML5 đã xuất hiện vào năm 2010 và trở thành sự thay thể hoàn hảo cho Flash. Từ thời điểm ấy, đã có nhiều công ty nhúng HTML5 vào các dịch vụ của mình từ lâu như Netflix, Vimeo, Microsoft và Apple .
Đã có nhiều công ty nhúng HTML5 vào các dịch vụ của mình từ lâu như Netflix và Vimeo, Microsoft và Apple
Chậm chân hơn các đối thủ, đến thời điểm này Google mới chính thức sử dụng HTML5 làm stream video mặc định cho YouTube. Nền tảng HTML5 có thể chơi video clip mà không cần cài plug-in vào trình duyệt, nhờ đó tăng hiệu năng cũng như sự bảo mật cho người dùng hơn là Adobe Flash.
Quan trọng hơn nữa, HTML5 là nền tảng hoàn toàn mở và được điều khiển bởi 1 hội đồng chứ không phải 1 công ty độc quyền như Flash của Adobe.
Trình chơi video HTML5 sẽ tự động chọn chất lượng video phát dựa trên tốc độ nhanh-chậm của mạng, đồng thời giảm thiểu thời gian tải về trong bộ nhớ đệm đến hơn 50% và hơn 80% trên những mạng bị nghẽn băng thông. Bên cạnh đó, HTML5 cũng hỗ trợ bộ giải mã video VP9 cho chất lượng video cao hơn với thời gian load video nhanh hơn khoảng 35%.
Biểu tượng "buffering" có làm cho bạn thấy ức chế?
Hãy tưởng tượng với công nghệ hình ảnh 4K đang được ưa chuộng tại thời điểm hiện tại, người dùng sẽ thích thú hơn với việc xem video nhanh và liên tục hay chờ đợi “buffering”.
Tầm nhìn của Steve Jobs - thiên tài công nghệ
Steve Jobs đã ra đi rất xa nhưng những gì ông để lại cho ngành công nghệ sẽ còn được nhớ mãi. Đó không chỉ là iPhone, iPad - những sản phẩm định nghĩa lại khái niệm thiết bị di động, không chỉ là hệ sinh thái iOS mang lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời.
Thứ quý giá nhất Steve Jobs để lại cho nền công nghệ nói chung và “đứa con” Apple nói riêng là tầm nhìn chiến lược của một nhà lãnh đạo, nhà thiết kế, nhà phát triển tài ba. Những giá trị vô hình này “không nghe, không sờ, không thấy” được, mà nó sẽ được đóng khung treo ở vị trí trang trọng nhất : “Steve Jobs đã từng nói về điều này".
Có thể bạn chưa biết:
Cuộc chiến giữa Apple và Adobe luôn nóng bỏng từ thời điểm Steve Jobs nói không với Flash vào năm 1997. Đỉnh điểm là khi Steve Jobs công bố một bức thư phàn nàn rằng Adobe Flash đã “không hoạt động tốt trên các thiết bị di động”.
CEO của Adobe khi nghe đến điều này đã "cười phá lên" và lập tức đáp trả bằng một lá thư khác, gạt bỏ nhận xét của Steve Jobs và đổ lỗi hệ điều hành của Apple cho những sự cố đã được đề cập. Từ đấy, Steve Jobs chưa bao giờ “hết hậm hực và căm ghét” Adobe - đây cũng chính là một phần lý do Flash không bao giờ được CEO của Apple để mắt tới.
Pig Ella / Theo GenK
Từ khóa:
steve jobs net worth
steve jobs last words
steve jobs biography
steve jobs quotes
steve jobs cancer
steve jobs movie
apple
apple steve jobs
0 nhận xét :
Đăng nhận xét