Bí kíp mua iPhone cũ

iPhone cũ là lựa chọn của nhiều người khi muốn có một chiếc iPhone thời thượng với mức giá rẻ hơn mức giá khởi điểm rất nhiều. Tuy nhiên để tránh bị hớ khi mua những sản phẩm công nghệ này, hãy bỏ nhỏ cho mình bí kíp mua iPhone cũ, cùng thủ thuật Blogspot xem đó là những bí kíp nào nhé!




1. Tìm cửa hàng uy tín

Hiện tại có rất nhiều cửa hàng bán iPhone cũ, do đó để tìm được một cửa hàng uy tín thì trước hết bạn nên tìm kiểm cho mình một vài cửa hàng mà bạn cho là uy tín nhất, có thể lọc ra các cửa hàng đó bằng một vài mẹo nhỏ của tác giả như sau:

- Truy cập website của cửa hàng đó xem trên website có đầy đủ thông tin liên hệ, bảo hành, chính sách đổi trả, hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng hay không (đặc biệt là chính sách dành riêng cho máy cũ, qua sử dụng thường là bảo hành 6 tháng hoặc hơn).
- Tìm kiếm trang YouTube, Facebook của các cửa hàng đó (nếu có), hầu hết các cửa hàng hiện nay đều có Fanpage trên Facebook cũng như kênh YouTube riêng để quảng bá cho các sản phẩm của mình.
- Trên trang Facebook, xem đánh giá của những khách hàng đã mua trước đó như thế nào, nếu có khách hàng không hài lòng thì xem cửa hàng có phản hồi lại hay không và thái độ phản hồi như thế nào.
- Cũng trên Facebook, hãy tìm thử xem cửa hàng có nhiệt tình tư vấn cho khách hàng hay không (các comment nhờ tư vấn hoặc các bài viết đăng lên tường nhà của Fanpage).
- Chính mình nhờ cửa hàng ấy tư vấn giúp xem họ trả lời như thế nào, tiện sẵn cũng nên hỏi luôn chính sách bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng để khi ra tiệm còn có thời gian để test máy.

Sau khi đã chọn được cho mình cửa hàng uy tín, hãy đến trực tiếp cửa hàng, nhờ nhân viên tư vấn rồi dựa vào cách nói chuyện, thái độ của nhân viên đó rồi mới tính đến chuyện có nên mua hay không.

2. Kiểm tra xem máy có bật chức năng Activation Lock hay không

Sau khi cầm máy lên, việc đầu tiên mà bạn nên test đó là vào phần Cài đặt -> iCloud xem có bất cứ tài khoản iCloud nào đăng nhập vào máy hay không, nếu có thì nên nhờ nhân viên đăng xuất ra ngay, tốt nhất là nhờ họ restore lại máy bằng iTunes ngay trước mặt mình để chắc chắn máy của mình sẽ "trong sạch" khi mang về nhà (nếu quá trình kích hoạt suôn sẻ), còn nếu khi restore xong mà máy bắt nhập mật khẩu iCloud thì bạn nên trả máy và yêu cầu đổi máy khác ngay.

Một cách khác để check, đó là bạn vào trang web check Activation Lock của Apple tại đây, nhập số IMEI hoặc Serial Number (S/N) của máy để hệ thống check xem máy có bật tính năng Activation Lock hay không, nếu dòng chữ ghi "Activation Lock: On" nghĩa là máy đã bị bật tính năng Activation Lock, bạn có thể yêu cầu nhân viên đổi máy khác cho mình hoặc đăng xuất tài khoản iCloud hiện tại ra khỏi máy.

* Cách nhận biết số S/N: Nhìn vào mặt sau của máy hoặc vào phần Cài đặt -> Cài đặt chung -> Giới thiệu -> Số Sê-ri.




Một chiếc iPad bị bật Activation Lock, không được mua những máy như thế này kể cả iPhone, iPad

Bước này là bước quan trọng nhất vì nếu bạn mua nhầm máy bị bật Activation Lock thì khi restore lại máy sẽ yêu cầu nhập mật khẩu của tài khoản iCloud đã đăng nhập máy trước khi restore, nếu không nhập mật khẩu hoặc nhập không đúng thì máy sẽ không sử dụng được và hiện tại chưa có cách nào qua mặt được tính năng này, do đó hãy chắc chắn không có bất kỳ tài khoản iCloud nào đăng nhập trước khi bạn trả tiền.

3. Kiểm tra ngày kích hoạt, tình trạng bảo hành





Mặc dù cửa hàng bạn mua có hỗ trợ chính sách dành riêng cho máy cũ nhưng bạn cũng nên check kỹ tình trạng bảo hành chính hãng Apple, ngày máy kích hoạt cũng như hỗ trợ từ Apple thông qua trang web này, bạn truy cập rồi nhập số IMEI hoặc S/N (số series) của máy, sau đó thì trang web sẽ trả lại thông tin, giống như hính minh họa ở trên, dòng đầu thể hiện máy có ngày mua rõ ràng, dòng thứ 2 là tình trạng hỗ trợ kỹ thuật qua điện thoại, dòng thứ 3 là ngày hết hạn bảo hành (như hình trên là ngày 23/1/2016).

4. Kiểm tra tình trạng máy

Trước hết, bạn nên kiểm tra số IMEI và S/N trên hộp có trùng với số S/N trên mặt sau của máy và số IMEI, S/N trong phần Giới thiệu hay không, nếu không trùng thì bạn nên yêu cầu đổi máy khác, nên lấy một lý do nào đó để tránh nhân viên "tự ái".

Tiếp theo, kiểm tra các phụ kiện bên trong máy bao gồm: Sạc, cáp Lightning (hoặc 30 chân), tai nghe EarPods (hoặc Earbud nếu mua từ iPhone 4S trở xuống), cây chọc SIM và sách hướng dẫn (một số mẫu iPhone xách tay từ Mỹ không có cây chọc SIM). Nếu đã đầy đủ, kiểm tra xem phụ kiện có phải là hàng chính hãng hay không, cách dễ dàng nhất để phân biệt đó là bên trong cổng cắm USB của cục sạc luôn luôn phải có số S/N, còn đối với cáp Lightning bạn có thể xem bài viết của VnReview tại đây. Ngoài ra, một mẹo nhỏ là nếu mua hàng Fullbox cũ thì phụ kiện có thể sẽ cũ đi theo thời gian và có thể yên tâm đây là hàng chính hãng, còn nếu phụ kiện mới tinh thì khá "khả nghi".

* Phân biệt sạc, cáp iPhone chính hãng và nhái

Đấy là đối với hàng QSD Fullbox, còn trong trường hợp bạn mua hàng không hộp, không phụ kiện(máy trần, nobox) nếu cửa hàng có đưa phụ kiện cho bạn thì cũng nên check kỹ xem có phải hàng chính hãng hay không vì dùng hàng nhái sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là sạc.

Tiếp theo là kiểm tra ngoại hình của máy xem các vết xước, móp, trầy có nhiều và lộ rõ hay không, thường những người dùng iPhone nâng máy như "nâng trứng" nên bạn cũng không phải lo lắm nhưng cũng nên kiểm tra kỹ cho chắc ăn, nếu có những vết nhỏ, nhẹ thì cũng tạm chấp nhận được nhưng cũng không nên lấy những chiếc iPhone có vết trầy nhiều đến nỗi dường như nó đã trải qua một trận đấu Champions League. Các vết trầy trên màn hình cũng cần chú ý vì nếu không nhìn kỹ, đó có thể là một vết nứt và rất khó chịu nếu sử dụng lâu dài.

Nếu bạn không hề tìm thấy một vết xước nào trên thân máy mà lại thấy những vết xước trên những con ốc thì rất có thể đó là hàng dựng. Nếu được thì bạn nên yêu cầu nhân viên bung máy để kiểm tra linh kiện bên trong, nếu có điều kiện thì hãy dắt theo một người thật am hiểu về phần cứng để họ check giúp bạn để tránh trường hợp mua phải một chiếc iPhone 5 Gold mới nguyên hộp mà không hề hay biết iPhone 5 không hề có bản màu vàng, đương nhiên đây là hàng dựng.

Kiểm tra kỹ càng các nút bấm và thử các tính năng của nó (đặc biệt là nút Home và cảm biến vân tay nếu có). Tiếp theo, hãy cắm thử tai nghe và nghe thử xem chất lượng có tốt và ổn định không, tiếp theo kiểm tra điểm chết trên màn hình bằng trang web iPhone Dead Pixel (đổi IP sang Mỹ để vào được), kiểm tra độ nhạy cảm ứng bằng cách tải một ứng dụng viết note rồi vẽ khắp màn hình, nếu nét vẽ bị đứt ở điểm nào thì nhiều khả năng cảm ứng ở đó chưa tốt, cắm sạc xem máy sạc ổn định không.

Tiếp theo, hãy yêu cầu người bán kiểm tra dung lượng pin thực của máy bằng ứng dụng iBackupBot để xem máy đã bị sạc nhiều chưa và pin đã bị chai bao nhiêu so với pin gốc, sau đó thử nghiệm các tính năng cơ bản (nghe, gọi, nhắn tin, mạng Wi-Fi, 3G, chơi thử game, camera, …) và nên thử ngay cả khi máy chưa restore và sau khi máy đã restore vì đây là lúc máy "sạch sẽ" nhất.

Sau khi đã kiểm tra kỹ càng, bạn hãy trả tiền, mang máy về nhà và tận hưởng, nếu trong trường hợp sử dụng có trục trặc thì nên mang máy đến cửa hàng để được tư vấn tốt nhất (đó là lý do nên chọn những cửa hàng uy tín).

Pig Ella / Theo Vnreview

Từ khóa liên quan:
  • bí quyết mua iphone cũ
  • bí quyết  chọn mua iphone cũ
  • cách chọn iphone cũ
  • cách chọn mua iphone cũ

LIKE and Share this article: :
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét