Theo thống kê
có đến 96% bé trai dưới 3 tuổi hẹp bao quy đầu sinh lý. Khi trẻ được 3 tuổi,
con số này giảm dần xuống còn 10% và đến năm 16 tuổi thì chỉ còn không tới 1%.
Hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ nhỏ là hiện tượng tự nhiên không đáng lo ngại.
Tuy nhiên,
khi hẹp bao quy đầu không phải ở dạng sinh lý mà chuyển thành bệnh lý, phụ
huynh cần chú ý đưa bé đi thăm khám và điều trị sớm. Dưới đây là những triệu chứng
của hẹp bao quy đầu bệnh lý và cách chữa hẹp bao quy đầu bệnh lý ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng hẹp bao quy đầu bệnh lý ở
trẻ
Các bác sĩ tại
Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, khi bị hẹp bao quy đầu bệnh lý trẻ thường
có các biểu hiện như sau:
- Tiểu khó, tiểu phải rặn, tia nước tiểu bắn xa.
- Nước tiểu rất đục và hôi.
- Quấy khóc và đỏ mặt do phải rặn mỗi khi đi tiểu.
- Bao quy đầu thường xuyên sưng phồng, tấy đỏ và ngứa ngáy.
- Trẻ có thói quen hay nghịch bộ phận sinh dục của mình.
Nếu để ý thấy
bé có các triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm để bác sĩ có phương
pháp chữa hẹp bao quy đầu phù hợp, tránh những biến chứng đáng tiếc ảnh hưởng đến
cuộc sống và khả năng sinh sản của con về sau.
Cách chữa hẹp bao quy đầu bệnh lý ở trẻ
nhỏ
Trẻ em nam dưới
3 tuổi bị hẹp bao quy đầu sinh lý, không kèm theo các triệu chứng nêu trên thì
không cần can thiệp điều trị hẹp bao quy đầu kể cả nong tại nhà khi tắm cho trẻ.
Nếu trẻ đã 3 – 4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì có thể bôi thuốc
Betamethasone 0,05% lên bao quy đầu, 1 – 2 lần mỗi ngày trong khoảng 4 – 6 tuần
để giúp bao quy đầu tuột xuống.
Nếu trẻ 7 – 8
tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột được, bôi thuốc cũng không có kết quả, nhất
là khi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng hoặc viêm bao quy đầu, thì nên
phẫu thuật cắt da quy đầu. Còn nếu chỉ bị dài và hẹp bao quy đầu mức độ nhẹ thì
nên chờ đến độ tuổi bắt đầu dậy thì mới tiến hành chữa hẹp bao quy đầu bằng
cách cắt bao quy đầu.
Bác sĩ cũng
khuyến cáo thêm rằng, đối với các bé trai dưới 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu, cha mẹ
không nên vì lo lắng mà tự tuột bao quy đầu tại nhà cho bé bởi hành động này có
thể gây ra hẹp bao quy đầu bệnh lý. Nguyên nhân là do khi cố gắng tuột bao quy
đầu ở trẻ sẽ rất dễ gây chảy máu, nhiều khả năng bao quy đầu sẽ dính trở lại tạo
thành sẹo xơ, dẫn đến hẹp bệnh lý.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét